Khóa học mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 này.
Đăng ký ngay
7
We Share

Chiến thuật Harvard gợi ý để giúp bạn “yêu" việc mở rộng mạng lưới kết nối

“Networking" - cụm từ mà thoạt nghe có thể bạn sẽ thích nó hoặc ghét nó. Người không thích thì mỗi khi nghĩ tới networking sẽ ngay lập tức cảm thấy không thoải mái vì họ nhận định hoạt động networking là một quá trình giao tiếp với nhiều mục đích giả dối, mưu mẹo và “thảo mai". Còn với những “networkers” thực thụ, họ lại rất tận hưởng những giờ phút có thể giao thiệp, kết nối, xây dựng những mối quan hệ mới và thậm chí mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp nhờ mạng lưới quan hệ chặt chẽ này.
Chiến lược để Networking hiệu quả

“Networking" - cụm từ mà thoạt nghe có thể bạn sẽ thích nó hoặc ghét nó. Người không thích thì mỗi khi nghĩ tới networking sẽ ngay lập tức cảm thấy không thoải mái vì họ nhận định hoạt động networking là một quá trình giao tiếp với nhiều mục đích giả dối, mưu mẹo và “thảo mai". Còn với những “networkers” thực thụ, họ lại rất tận hưởng những giờ phút có thể giao thiệp, kết nối, xây dựng những mối quan hệ mới và thậm chí mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp nhờ mạng lưới quan hệ chặt chẽ này.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, việc mở rộng và kết nối trong các mạng lưới quan hệ là một việc làm tất yếu, cần thiết. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc có một mạng lưới kết nối vững chắc sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp, mở rộng vốn kiến thức, cải thiện khả năng tạo ra đột phá và cải tiến, và thăng tiến nhanh hơn.

Trong một nghiên cứu tại một công ty luật lớn ở Bắc Mỹ với 165 luật sư tham gia, kết quả cho thấy rằng những luật sư thành công là những người có khả năng kết nối ở nội bộ (có thể chọn khách hàng cho mình) và kết nối ở ngoài xã hội (mang về khách hàng cho công ty). Ngược lại, những luật sư coi việc networking là khó chịu và cố gắng tránh né hoạt động này thu lại được thành tích kém hơn so với những đồng nghiệp khác.

May mắn là sự ác cảm đối với việc networking có thể khắc phục được. Dưới đây là 4 chiến thuật mà Harvard gợi ý để có thể vứt bỏ sự ác cảm đối với networking:

  1. Tập trung vào sự học hỏi:

Khi phân chia các kiểu “networkers", các nhà tâm lý học đã chia ra họ vào 2 nhóm tư duy chính đó là tư duy thăng tiến và tư duy phòng thủ. Theo đó. Những người có tư duy thăng tiến thường sẽ tập trung vào những cơ hội về phát triển, khả năng đạt được những thành tựu mà việc networking sẽ đem lại. Với những “nhà ngoại giao” này, họ tiếp cận networking với một tinh thần đầy hứng khởi, và nhiều sự tò mò với những trải nghiệm và kết quả bất ngờ họ có thể gặt hái được. Trái lại với nhóm này, những “nhà hoạt động phòng ngừa rủi ro" (tư duy phòng thủ) lại chỉ nghĩ tới networking như một hoạt động mà họ bắt buộc phải làm vì công việc. Nhóm người này nghĩ rằng networking là một việc khiến họ phải giả vờ và không được bộc lộ bản thân thật sự của mình. Chính vì lẽ đó, họ thường tránh né hoặc không thể phát huy được hết khả năng của mình mỗi khi tham gia vào các hoạt động networking.

Vậy làm thế nào để vẫn có thể cảm thấy chân thật và sống đúng với bản thân mình và vẫn nhận được những lợi ích tuyệt vời từ việc networking? Chìa khoá nằm ở việc thay đổi tư duy, cách nhìn nhận vấn đề và cách bạn giao tiếp với bản thân như thế nào. Đừng lúc nào cũng chỉ chăm chăm nói với mình rằng “Haizz, chán quá, tôi rất ghét việc tham gia những hoạt động như thế này. Lúc nào tôi cũng phải đóng vai như một chú hề và mua vui cho thiên hạ vậy". Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn có thể “gặt hái" được sau mỗi buổi networking. Trước tiên, hãy trò chuyện với bản thân mình: “Điều gì cũng có thể xảy ra, biết đâu trong một cuộc hội thoại ngẫu nhiên mình lại có thể nảy ra những ý tưởng hay ho hoặc chí ít cũng sẽ có thêm được những trải nghiệm và cơ hội mới”.

  1. Khám phá những điểm chung:

Bước tiếp theo trong việc làm cho networking trở thành hoạt động thoải mái, dễ chịu hơn là bạn hãy hướng sự chú ý tới những điểm chung mà bạn và những người bạn sẽ gặp trong buổi networking có thể cùng chia sẻ. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nền tảng của những mối quan hệ cộng tác lâu bền và vững chắc dựa trên sự đóng góp của những cá nhân tham gia vào mối cộng tác đó. Khi việc networking được thực hiện trên nền tảng của việc có chung những mối quan tâm về một vấn đề, nó sẽ mang lại cảm giác kết nối chân thật và ý nghĩa hơn, đồng thời đem đến những mối quan hệ chất lượng hơn. Ví dụ, khi bạn là một lập trình viên đang tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng phạm vi cho ứng dụng kết nối những nghệ sĩ đường phố và bạn gặp một nhà đầu tư yêu thích âm nhạc và đang quan tâm để đầu tư về ứng dụng thông minh. Tạm khoan nói đến việc họ có đầu tư cho bạn hay không nhưng trước nhất, hai người đều có điểm chung là kiến thức về âm nhạc và công nghệ. Vốn hiểu biết về âm nhạc và công nghệ sẽ giúp cho bạn có thể tiếp cận được nhà đầu tư này một cách dễ dàng hơn khi bắt đầu cuộc hội thoại bằng sở thích chung của cả hai. Qua đó, bạn vẫn có thể thoải mái và chân thật trò chuyện vì đó là thế mạnh của bạn mà vẫn mở ra được cơ hội để kết nối, xây dựng mối quan hệ chất lượng và xa hơn là kêu gọi được vốn đầu tư cho dự án của mình.

  1. Nghĩ về những giá trị mà bạn có thể đóng góp

Ngay cả khi những người bạn gặp trong buổi networking không cùng chung những sở thích với bạn, bạn vẫn có thể gặt hái được điều gì đó bằng việc luôn giữ một tư duy sáng tạo và cởi mở. Tất nhiên, đây không phải là một điều dễ dàng. Khi cảm thấy mình thật nhỏ bé - bởi vì bạn là người mới, bạn thuộc về thiểu số, vv..- chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng mình chưa có đủ những giá trị để người khác có thể chú ý đến mình. Chính sự tự ti đã trở thành một cản trở rất lớn đối với nhiều người khi họ tham gia vào các buổi networking mặc dù rằng họ có thể chính là nhóm người sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc này. Nghiên cứu của Harvard cũng nhấn mạnh điều này khi kết quả của 2 cuộc nghiên cứu tiến hành tại 2 công ty luật lớn ở Mỹ đều ghi nhận những người tin rằng mình có nhiều giá trị để cho đi (lời khuyên, sự cố vấn, các nguồn tài nguyên,vv) thì việc networking đối với họ là một điều dễ dàng. 

Tuy nhiên, chúng ta thường có suy nghĩ quá thiển cận về những giá trị chúng ta có thể đem lại chỉ đơn giản là những điều có thể nhìn thấy được như tiền tài, các mối quan hệ xã hội mà ngó lơ đi những tài sản vô giá khác như sự biết ơn hay sự công nhận. Khi sự biết ơn được bày tỏ công khai, danh tiếng của người nhận được lời cảm ơn này sẽ được gia tăng và chính cảm xúc được công nhận và đánh giá cao là việc mà đại đa số mọi người đều thích và mong muốn. Thêm vào đó, ta thường có cảm giác cảm kích những cá nhân có thể hiểu được giá trị sống của mình và điều này cũng tạo cho chúng ta một cảm xúc được nhìn nhận, được quan tâm. Ngoài ra, bạn có thể đưa ra những thông tin thú vị cho những người mà bạn đang kết nối cùng. Chẳng hạn như bạn là một sinh viên mới ra trường thuộc thế hệ gen Z, bạn am hiểu về sở thích, lối sống và các hành vi của các bạn cùng thế hệ. Những kiến thức này sẽ hoàn toàn là thông tin hữu ích đối với các “sếp" - những người đang đau đầu để quản lý một thế hệ lực lượng nhân lực mới, tài năng nhưng không ổn định trong suy nghĩ và hành vi. 

  1. Hướng đến những mục đích cao hơn

Hãy tự hỏi chính bản thân mình mục đích ban đầu của việc networking đối với bạn là gì? Phải chăng đó chỉ là dịp để mở rộng cơ hội việc làm hay thăng tiến? Và điều này là điều khiến bản cảm thấy khó chịu vì bạn cứ phải gồng mình lên để giới thiệu bản thân và điều này khiến bạn mệt mỏi vì bạn cứ như đang phải diễn kịch để đi xin việc vậy? Nếu đó là suy nghĩ của bạn thì có lẽ bạn nên nhìn networking theo một góc độ khác nữa. Khi tham gia vào một hoạt động networking, bạn không chỉ đại diện cho chính bản thân mình mà bạn còn đang đại diện cho “sản phẩm” mà bạn muốn “tiếp thị". “Sản phẩm" ở đây có thể là công ty của bạn, ngành nghề của bạn hay xa hơn có thể là cả một thế hệ mà bạn đang đại diện. Việc suy nghĩ đến những mục đích cao hơn cũng giúp cho những lãnh đạo nữ cấp cao không quá e ngại trong việc mở rộng quan hệ với cánh nhà báo bởi việc làm này sẽ ngầm khẳng định được rằng khả năng của phụ nữ không kém đàn ông và loại bỏ đi định kiến về lãnh đạo là nữ giới, từ đó tăng thêm trọng lượng cho tiếng nói của phụ nữ trong doanh nghiệp.

Tham khảo: Harvard Business Review

International Leadership Coach

Tâm Phạm có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí quản lý cấp cao trong Operations, HR, Tech và Project Management và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại cô đang giữ vị trí Head of Lending Operations - Grab Vietnam và quản lý Grab Lending Operations ở các quốc gia khác (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines).

[[en]] Tam Pham [[vi]] Tâm Phạm
Related posts
Quiet Quitting: Một cách để cân bằng hay làn sóng ngắt kết nối hàng loạt?
Xem thêm
Emotional Intelligence - Myths & Truths
Xem thêm
Cách xác định & xây dựng giá trị sống
Xem thêm
Sign up to receive our email newsletter.
Done!
Keep an eye on your mailbox and you won't miss a thing.
Oops! Something went wrong while submitting the form.