Khóa học mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 này.
Đăng ký ngay
7
Goi ten EQ

“Con hổ trong bạn” - Phiên bản đi làm

tiger

Chúng ta đều phải công nhận rằng trí thông minh cảm xúc đóng vai trò thiết yếu trong việc giao tiếp lành mạnh và hiệu quả với người khác, đặc biệt là với đồng nghiệp và sếp lớn khi đi làm. Tuy nhiên, bạn đã từng gặp trường hợp “nóng bứt nút” và khiến cho công việc “bể banh chành” chỉ vì một phút nóng giận nông nổi chưa?

1. Bạn có nhận thức được “con hổ trong bạn”?

Câu chuyện hiểu lầm trong giao tiếp, bị nhận những feedback tiêu cực, hoặc phải giao tiếp với những người khiến bạn khó chịu khi đi làm, v.v… là những câu chuyện điển hình mà hầu hết ai cũng gặp phải. Khi chưa nhận thức được tình hình cũng như kiểm soát được cảm xúc trào dâng, “con hổ trong bạn” sẽ dễ dàng bị đánh thức và đi kèm một chuỗi những hành động có khả năng khiến bạn hối hận ít nhiều ngay sau đó :) Một cuộc tranh luận mang tính xây dựng với đồng nghiệp, vô hình chung bị biến thành một cuộc cãi vả công kích vào khả năng làm việc cá nhân; hoặc một lời nhận xét chân thành và thẳng thắn từ sếp dễ dàng bị hiểu nhầm thành phê bình, chỉ trích và kết quả mang đến sự bất mãn và ức chế đến cho nhân viên. Khi đi làm, tính chuyên nghiệp phải được đặt lên trên hàng đầu. Vì thế, bạn không thể có một thái độ hung hăng đầy kích động, và trực tiếp tấn công lại đối phương theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực của bản thân cũng như xử lí các bất đồng một cách êm đẹp và nhanh chóng, bạn có thể làm gì?

2. Cách “bé hổ” đương đầu với quỷ dữ nội tâm

Đừng “nhai đầu” ai hết

Bình tình, bình tĩnh và bình tĩnh - chuyện quan trọng phải lặp lại 3 lần. Hãy làm chủ cảm xúc bản thân, đừng để cảm xúc xen lấn quá nhiều vào quan điểm của bạn trong cuộc trò chuyện. Trí tuệ cảm xúc cho phép bạn giữ bình tĩnh trong thời điểm này, từ đó giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, thấu được rõ hơn những khía cạnh gây nên mối bất đồng giữa bạn và đối phương. Bạn có thể dừng lại để lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn, trì hoãn phản ứng của bạn để giảm bớt xung động cảm xúc ban đầu. Mindful listening là một phương pháp hữu hiệu có thể áp dụng ở đây - bạn hãy nghe để hiểu, chứ đừng nghe để trả lời.

Bỏ “nanh vuốt” xuống và tập trung vào vấn đề, thay vì con người

Xác định rõ mục tiêu của bạn ở đây là gì và tập trung vào nó. Đừng để bị phân tâm bởi cảm xúc, hãy bám vào những gì thực sự quan trọng. Bằng việc sử dụng khả năng thấu cảm, hãy đặt câu hỏi “Tại sao” để hiểu được quan điểm của đối phương cũng như vấn đề đang xảy ra để chắc chắn rằng bạn đã hoàn toàn nắm rõ tình huống, thay vì lún sâu vào cuộc tranh luận không lối thoát bằng việc finger-pointing hoặc name-calling (chỉ điểm, đổ lỗi cho nhau). Việc này không chỉ giúp cho bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn mà còn giúp đối phương hiểu được quan điểm của bạn, từ đó dễ dàng điều chỉnh cuộc trò chuyện và tìm được tiếng nói chung của cả hai.

Hãy “dẻo dai linh hoạt” - think out of the box

Việc giải quyết bất đồng trong giao tiếp cũng là một hình thức giải quyết vấn đề, vì vậy bạn hãy nhớ là sẽ luôn có cách khác. Một cách khá hữu dụng đó là cân nhắc sự trợ giúp của bên thứ ba, vì một người nào đó không liên quan sẽ có khả năng đưa ra quan điểm chính xác hơn cho vấn đề mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể giải quyết bất đồng vào lúc khác - khi bạn đã nắm đủ thông tin hơn, hoặc khi cả 2 bên đã đủ “hạ nhiệt” để nhìn thấy vấn đề. Hãy đặt ra câu hỏi “When?” - rằng có cần phải giải quyết vấn đề ngay lúc này không? 

Thay vì bùng phát những cảm xúc dữ dội hoặc cố gắng đè nén cảm xúc của mình, bạn hãy học cách đối diện vấn đề và xử lí nó bằng trí tuệ cảm xúc. Không những bạn sẽ được đồng nghiệp và sếp nhìn nhận khả năng tự chủ trong việc giải quyết vấn đề, bạn còn có thể duy trì và phát triển các mối quan hệ cá nhân ngày càng lớn mạnh. Vì vậy, đừng ngần ngại dành thời gian cho bản thân, rèn luyện để thuần hóa “con hổ trong bạn” và trở thành một professional worker/ hình mẫu chuyên nghiệp trong tương lai mà bạn luôn mong ước nhé! 

International Leadership Coach

Tâm Phạm có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí quản lý cấp cao trong Operations, HR, Tech và Project Management và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại cô đang giữ vị trí Head of Lending Operations - Grab Vietnam và quản lý Grab Lending Operations ở các quốc gia khác (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines).

[[en]] Tam Pham [[vi]] Tâm Phạm
Related posts
Quiet Quitting: Một cách để cân bằng hay làn sóng ngắt kết nối hàng loạt?
Xem thêm
Chiến thuật Harvard gợi ý để giúp bạn “yêu" việc mở rộng mạng lưới kết nối
Xem thêm
Emotional Intelligence - Myths & Truths
Xem thêm
Sign up to receive our email newsletter.
Done!
Keep an eye on your mailbox and you won't miss a thing.
Oops! Something went wrong while submitting the form.