Khóa học mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 này.
Đăng ký ngay
7
Goi ten EQ

Hiểu và xây dựng khả năng phục hồi

Trong những ngày giãn cách vừa qua, chắc hẳn có không ít người trong chúng ta đôi lúc cảm thấy bế tắc với hoàn cảnh hiện tại: công việc ngưng trệ, kinh tế bất ổn và đặc biệt là những nỗi bất an về sức khoẻ của bản thân, và của người thân. Vậy làm thế nào để thoát khỏi sự bế tắc? Câu trả lời nằm ở việc xây dựng khả năng phục hồi - resilience.

Theo từ điển Cambridge, resilience là khả năng trở nên hạnh phúc, thành công sau khi đối mặt với nghịch cảnh, bất hạnh trong cuộc sống hay ngắn gọn hơn, khả năng phục hồi. Đây là một khả năng thường được tìm thấy ở những cá nhân biết vượt lên trên số phận để toả sáng như các nhà vô địch Paralympics, Nick Vujicic hay chính là những nhà lãnh đạo đang dẫn dắt cho doanh nghiệp, tổ chức của mình sống sót và phát triển qua đại dịch. Với khả năng phục hồi tốt, bạn sẽ luôn giữ được tâm thế tích cực và một nguồn động lực bền bỉ để vượt qua mọi rào cản và tiến tới mục tiêu.

Vậy các đặc điểm thường thấy ở một người có khả năng phục hồi là gì? Một người có khả năng phục hồi tốt cần hội tụ đủ ba đặc điểm: 

1. Có góc nhìn thực tế, đúng đắn về bản thân và thế giới xung quanh

Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thường hay rơi vào cái bẫy của hiệu ứng Dunning-Kruger, đánh giá quá cao năng lực của bản thân. Để khắc phục điều này, điều bạn cần làm là dành ra vài phút mỗi ngày thư giãn và chỉ tập trung vào hơi thở của mình. Việc tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh và cảm nhận được thực tại rõ ràng hơn. Cùng với xây dựng một lối tư duy phát triển, bạn có thể quan sát, đánh giá bản thân và thế giới xung quanh thực tế hơn. Từ đó, bạn sẽ đặt được những mục tiêu phù hợp với năng lực, tài nguyên của bản thân và tạo ra cho mình một nguồn động lực bền bỉ. 

2. Luôn tìm kiếm ý nghĩa trong mỗi sự việc xảy ra

Thay vì “Tại sao lại là tôi?” thì hãy hỏi “Tại sao không phải tôi?”. Hãy nhìn nhận sự việc ở góc nhìn rộng hơn. Dịch bệnh khiến cho bạn buộc phải ở nhà, rất khó khăn trong việc chuyển đổi và đào tạo nhân viên từ làm việc trực tiếp sang trực tuyến, các đơn hàng lần lượt bị huỷ bỏ, bạn cảm thấy bế tắc với những thay đổi và chẳng hiểu tại sao mình lại không may như vậy. Nhưng chẳng phải thay vào đó bạn đã có nhiều thời gian hơn để dành cho bản thân, gia đình và học thêm được nhiều kĩ năng mới hay sao? 

Khi bạn hiểu được rằng bài học từ khó khăn của ngày hôm nay chính là cầu nối giúp bạn đi đến một tương lai tốt đẹp hơn, bạn sẽ làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ, hành động của mình tốt hơn mỗi khi gặp thử thách. Và từ đó, bạn sẽ thấy biết ơn với mỗi sự việc xảy đến và nhìn ra những cơ hội trong đó.

3. Có khả năng ứng biến tình huống nhanh nhạy với nguồn lực có hạn

Có lẽ bạn không có nhiều tài nguyên nhưng bạn biết tận dụng hết công năng của nó để giúp bạn đạt được mục tiêu. Ngày xưa, ông cha ta dùng tre, đinh, tổ ong và vật liệu thô sơ đánh đuổi giặc ngoại xâm được trang bị vũ khí tối tân. Trong thời kì dịch bệnh, anh Nguyễn Minh Tâm - đoàn viên tại tỉnh Bình Dương đã chế tạo ra máy phun khử trùng tự động từ khung sắt, ống nhựa, van phun sương và mắt tự động tự chế. Chỉ cần một cái vẫy tay chào, người đi qua sẽ được phun dung dịch khử trùng khắp cơ thể. Có lẽ, khả năng quan sát và hiểu về nguồn lực của bạn mới thực sự là điều cần được quan tâm.


Đúng là có khả năng phục hồi tốt sẽ giúp bạn luôn duy trì được sự bền bỉ và đam mê khi theo đuổi mục tiêu. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn việc luôn cố gắng tích cực khi gặp những áp lực nặng nề, nỗ lực làm việc hết công suất mà lãng quên đi các khía cạnh khác của cuộc sống, là bạn đang xây dựng khả năng phục hồi. Bạn chỉ đang hành hạ bản thân mình mà thôi. Nghỉ ngơi đúng và đủ cũng chính là một điều kiện cần để xây dựng khả năng phục hồi. Chìa khoá của việc xây dựng khả năng phục hồi là cố gắng thật nhiều, dừng lại, nghỉ ngơi và tiếp tục cố gắng. Những người hiệu suất nhất là những người mỗi ngày thức dậy luôn tràn đầy sự hứng khởi và biết mình muốn cảm thấy như thế nào trong ngày hôm nay. Hãy dành cho mình những khoảng nghỉ nhỏ trong mỗi ngày để sạc lại điện cho tâm trí và thi thoảng là những chuyến đi xa, gạt công việc và thiết bị điện tử sang một bên vào những ngày nghỉ.

International Leadership Coach

Tâm Phạm có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí quản lý cấp cao trong Operations, HR, Tech và Project Management và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại cô đang giữ vị trí Head of Lending Operations - Grab Vietnam và quản lý Grab Lending Operations ở các quốc gia khác (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines).

[[en]] Tam Pham [[vi]] Tâm Phạm
Related posts
Quiet Quitting: Một cách để cân bằng hay làn sóng ngắt kết nối hàng loạt?
Xem thêm
Chiến thuật Harvard gợi ý để giúp bạn “yêu" việc mở rộng mạng lưới kết nối
Xem thêm
Emotional Intelligence - Myths & Truths
Xem thêm
Sign up to receive our email newsletter.
Done!
Keep an eye on your mailbox and you won't miss a thing.
Oops! Something went wrong while submitting the form.