Khóa học mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 này.
Đăng ký ngay
7
Goi ten EQ

Liệu bạn có đang thật sự lắng nghe?

headphone on wooden pallet

Đã khi nào bạn gặp phải trường hợp như thế này chưa? Đang trong cuộc nói chuyện, tâm trí của bạn bỗng nhiên lên tiếng, “tai ơi ở lại não đi chơi nhé!”. Và thế là Boom!, 50% nội dung của câu chuyện đã không thể được xử lý trong bộ não của bạn. Một phần còn lại trong nhận thức của bạn phải huy động toàn bộ năng lượng để liên kết các mảnh ghép của câu chuyện rồi dựa trên phán đoán và kinh nghiệm cá nhân mà kịp thời phản ứng lại với người kể. Trường hợp như vậy chính là chúng ta nghe nhưng thông thật sự nghe. Tuy nhiên, chúng ta lại luôn mong muốn mỗi khi ta kể chuyện, người nghe có thể thấu cảm được cùng với câu chuyện của chúng ta hay người nghe có khả năng nghe chủ động. 


Khả năng nghe chủ động chính là chìa khoá giúp cho các nhà lãnh đạo trở nên thấu cảm hơn và từ đó gắn kết hơn với nhân viên cũng như lấy được lòng trung thành, sự cam kết lâu dài từ họ. Dẫu biết khả năng nghe chủ động rất thiết yếu với các nhà lãnh đạo nhưng có một nghịch lý rằng đây lại chính là kĩ năng hay bị họ lãng quên.


70% các nhà lãnh đạo thường không thể chú ý trong các buổi họp, số liệu từ nghiên cứu của Killingsworth và Mindful Leadership Institute năm 2010. Tại sao lại vậy? Chúng ta thường bị sao nhãng, mất tập trung trong 75% thời gian chúng ta nghe. Gần đây, nghiên cứu của Microsoft chỉ ra khoảng thời gian chú ý của con người là 8 giây trong khi điều đó ở cá vàng là 9 giây. Trong một phút, đôi tai của chúng ta có thể nghe được 125 - 150 từ đồng thời bộ não của chúng ta lại nghĩ khoảng 1000 - 3000 từ. Chính vì vậy, lắng nghe chủ động quả thực rất khó.


Tin tốt là bạn hoàn toàn có thể cải thiện kĩ năng lắng nghe chủ động. Lắng nghe chủ động nghĩa là bạn mở lòng để đón nhận thông tin mà không phán xét, tâm trí tập trung vào câu chuyện của người nói để từ đó hiểu được nội dung qua ngôn từ, hành động cũng như những ý nghĩa ẩn trong đó. Để lắng nghe chủ động và kết nối hơn, hãy tập trung vào những điều sau đây.

1. Tập trung tâm trí vào câu chuyện và người kể chuyện trước mắt bạn

Khi bắt đầu một cuộc trò chuyện với ai đó, hãy tạm gác lại các công việc khác bạn đang làm, đặt điện thoại qua một bên và cố gắng lắng nghe nội dung và hàm ý trong câu chuyện đó. Chúng ta thường mất tập trung khoảng 12 - 18 giây trong mỗi cuộc trò chuyện để tiêu hoá nội dung chúng ta đang nghe. Những lúc như vậy hãy cố gắng kéo bản thân quay lại giây phút của thực tại. 

2. Nghe để hiểu, không phải để trả lời

Trước mỗi cuộc trò chuyện, hãy đặt mục tiêu cho bản thân cố gắng nghe để tiếp thu thông tin được truyền tải, chứ không phải nghe để có thể trả lời, phản hồi lại được người nói. Hãy giữ bình tĩnh và giữ một khoảng không gian yên lặng cho cuộc trò chuyện để có thể giúp bạn tập trung hơn. Thêm vào đó, đừng cắt ngang câu chuyện mà hãy cố lắng nghe đến cuối để hiểu được cách suy nghĩ của người kể.

3. Không phán xét

Không phải ai cũng có suy nghĩ giống như bạn. Cho nên, đừng bám quá chặt vào quan điểm của bạn và cho nghĩ rằng mình đúng và đánh giá quan điểm của người khác quá vội vàng, bạn sẽ bỏ mất cơ hội được lắng nghe tại sao người kể lại có suy nghĩ, câu chuyện như vậy. Hãy tập trung vào câu chuyện và cách người kể kể cho bạn, bạn sẽ bất ngờ vì những gì mình có thể khám phá ra đấy. 

4. Tường thuật, phản ánh lại câu chuyện bạn vừa nghe với người kể

Hãy thử kể lại câu chuyện bằng ngôn từ của bạn để xem liệu bạn có thật sự hiểu những gì người kể muốn chia sẻ vì ý nghĩa của câu chuyện không nằm ở người nghe, mà ở người kể. Chúng ta thường hay dùng những kinh nghiệm trong quá khứ để cố hiểu những điều chúng thấy hoặc nghe, vậy nên thường thuật lại với người kể những gì bạn nghe được cũng là một cách để xem mình có đang hiểu đúng hay không. Thêm vào đó, hãy nói cho họ biết những gì bạn quan sát được từ biểu cảm, ngôn từ của họ. Có lẽ bạn sẽ giúp họ phát hiện ra thêm được những nhận thức mới thì sao?


Chúng ta luôn tập trung vào cách rèn luyện kĩ năng nói, truyền đạt thông tin mà quên đi mất kĩ năng nghe, tiếp nhận thông tin. Việc nhận thông tin một cách hiệu quả cũng là một điều không thể thiếu trong giao tiếp hiệu quả. Vậy nên, hãy tập lắng nghe một cách tích cực hơn!


International Leadership Coach

Tâm Phạm có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí quản lý cấp cao trong Operations, HR, Tech và Project Management và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại cô đang giữ vị trí Head of Lending Operations - Grab Vietnam và quản lý Grab Lending Operations ở các quốc gia khác (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines).

[[en]] Tam Pham [[vi]] Tâm Phạm
Related posts
Quiet Quitting: Một cách để cân bằng hay làn sóng ngắt kết nối hàng loạt?
Xem thêm
Chiến thuật Harvard gợi ý để giúp bạn “yêu" việc mở rộng mạng lưới kết nối
Xem thêm
Emotional Intelligence - Myths & Truths
Xem thêm
Sign up to receive our email newsletter.
Done!
Keep an eye on your mailbox and you won't miss a thing.
Oops! Something went wrong while submitting the form.