Khóa học mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 này.
Đăng ký ngay
7
We Share

Emotional Intelligence - Myths & Truths

Emotional intelligence - myths & truths

Thông minh cảm xúc chỉ là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác

Theo Daniel Goldman - người đặt nền móng cho Khoa học Trí tuệ cảm xúc, Emotional Intelligence (Thông minh cảm xúc - TMCX) bao gồm các thành tố: Self-awareness (Nhận thức về bản thân), Self – management (Quản trị bản thân), Social awareness – Empathy (Thấu cảm) và Relationship management (Quản trị các mối quan hệ).Khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác là một phần trong thành tố Empathy – Thấu cảm, đây là một phần của TMCX chứ không phải là yếu tố duy nhất. Khác với hiểu lầm của nhiều người rằng TMCX chỉ tập trung vào việc thấu hiểu & cách đối xử với người khác, với môi trường xung quanh, khi rèn luyện & áp dụng thông minh cảm xúc, chúng ta cần bắt đầu từ việc thấu hiểu bản thân. Nhận thức & quản trị bản thân là tiền đề để phát triển Thấu cảm & xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

Quản lý cảm xúc tốt là luôn che giấu cảm xúc thật

Hiểu lầm này sẽ mang đến những hậu quả lâu dài về tâm lý & cảm xúc khi chúng ta phải đè nén & che giấu cảm xúc thật của mình. Bạn đã từng gặp một tình huống dù không hài lòng hay thật sự khó chịu nhưng cũng phải đè nén, không thể hiện để rồi sau đó cứ day dứt khi nghĩ đến?Kỹ năng quản lý cảm xúc là lắng nghe cơ thể, hiểu được cảm xúc & phản ứng của bản thân, kết hợp với các yếu tố khác để biết cách THỂ HIỆN cảm xúc một cách lành mạnh.

Những người nhạy cảm, dễ xúc động thì sẽ có chỉ số thông minh cảm xúc cao

Khi nhắc đến TMCX, nhiều người sẽ nghĩ những người nhạy cảm hay dễ xúc động thì có thông minh cảm xúc cao. Nhưng thực tế, TMCX cần quá trình thấu hiểu bản thân, rèn luyện, áp dụng & phát huy. Những người nhạy cảm cũng cần quá trình này để rèn luyện, phát triển thông minh cảm xúc, đặc biệt là quản lý cảm xúc tiêu cực & ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực đến cuộc sống. Tiến Sĩ Travis Bradberry – đồng tác giả sách Emotional Intelligent 2.0 & Đồng sáng lập TalentSmart đã chia sẻ “…The good news is that highly sensitive people aren’t more or less emotionally intelligent than others.” (Thông minh cảm xúc ở những người rất nhạy cảm cũng không cao hơn hay thấp hơn những người khác).Dù bạn có là người nhạy cảm hay không, bạn luôn cần quá trình tìm hiểu & thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác để làm nền tảng xây dựng & phát triển thông minh cảm xúc.

Thông minh cảm xúc do bẩm sinh mà có

Câu trả lời là Có & Không.

- Có: Sẽ có những người sinh ra với những điều kiện & tố chất để họ dễ dàng tiếp nhận & phát triển EQ.

- Không: Thông minh cảm xúc là tập hợp những kỹ năng bạn có thể học, trau dồi & phát triển dù bạn đang ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống. Nếu bạn có mong muốn thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác & phát triển EQ, bạn đều có thể học, xây dựng & phát triển EQ bằng cách thực hành với tư duy đúng & tinh thần không ngừng trau dồi để áp dụng vào các khía cạnh trong công việc & cuộc sống.

The New Leaders hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về Thông minh cảm xúc – EQ. Hãy cho The New Leaders biết nếu bạn còn nghe thấy những “myths” nào khác về EQ nhé!

International Leadership Coach

Tâm Phạm có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí quản lý cấp cao trong Operations, HR, Tech và Project Management và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại cô đang giữ vị trí Head of Lending Operations - Grab Vietnam và quản lý Grab Lending Operations ở các quốc gia khác (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines).

[[en]] Tam Pham [[vi]] Tâm Phạm
Related posts
Quiet Quitting: Một cách để cân bằng hay làn sóng ngắt kết nối hàng loạt?
Xem thêm
Chiến thuật Harvard gợi ý để giúp bạn “yêu" việc mở rộng mạng lưới kết nối
Xem thêm
Cách xác định & xây dựng giá trị sống
Xem thêm
Sign up to receive our email newsletter.
Done!
Keep an eye on your mailbox and you won't miss a thing.
Oops! Something went wrong while submitting the form.