Khóa học mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 này.
Đăng ký ngay
7
Goi ten EQ

Xung đột lạnh và cách “sưởi ấm” những bức tường thành

Bạn đã từng trong một mối quan hệ với ai đó thường xuyên có phản ứng lạnh nhạt và không quan tâm đến những điều bạn nói, một thái độ “sao cũng được” nhưng sâu bên trong thì lại “bằng mặt không bằng lòng”? Điều đó thật tệ nhỉ, vì đối phương không chịu lắng nghe hay chia sẻ để giải quyết vấn đề giữa cả hai. Đã đến lúc vận dụng trí thông minh cảm xúc của bạn để xoay chuyển tình thế, khiến những đồng nghiệp “giận dữ ngầm” trở nên hợp tác hơn.
emotional intelligence

 1. Bạn biết gì về xung đột lạnh?

Lần trước, chúng ta đã khám phá cách đối mặt với “con hổ trong bạn” - cách giữ bình tĩnh giữa xung đột nóng để xử lí bất đồng một cách thông minh và nhẹ nhàng. Bây giờ, bạn hãy làm quen với một hình thức “nổi quạo” mới mang tên xung đột lạnh. Đó là tình huống khi có vẻ như đối phương đang mang một cảm giác tư thù cá nhân với bạn, khi họ dường như đang dồn nén cảm xúc tiêu cực và tỏ ra “bất cần” khi thực chất người đối diện bạn đang có rất nhiều bức xúc hoặc ức chế đằng sau. Tuy nhiên họ chọn giữ tâm thế vô can - im lặng không đưa ra ý kiến cũng không đóng góp. Xung đột lạnh về lâu dài sẽ hình thành một cảm giác gây hấn thụ động (passive aggressive) cho đối phương, dẫn đến mối quan hệ ngày càng “đóng băng” và mãi mãi đi vào bế tắc. 

2. Lấy “lạnh” chọi “lạnh”

Hãy giữ cho mình một cái đầu “lạnh” khi lâm vào những xung đột cũng “lạnh” không kém- giữ bình tĩnh để nhận diện vấn đề một cách cởi mở và mang tính xây dựng. Cũng giống trường hợp của xung đột nóng, trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, tìm hiểu rõ hơn những khía cạnh gây nên cảm xúc tiêu cực bên trong đối phương. Bất kể đối phương có hành vi châm ngòi như nào, bạn hãy là một người rộng lượng hơn (be a bigger person) và đừng coi điều đó là tư thù cá nhân, kẻo bạn lại rơi vào một chuỗi thị phi không hồi kết. Bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của một bên thứ ba để chắc chắn rằng mình có cái nhìn đủ khách quan, từ đó hiểu được vấn đề gây ra trái tim “băng giá” của đối phương.

3. Nhẹ nhàng “rã băng”

Những người có hành vi gây hấn thụ động không phải là người xấu, có thể họ không biết cách giao tiếp lành mạnh hoặc sợ hãi mâu thuẫn nên không thể nói thẳng ra những điều làm phiền lòng họ. Vì họ nhất quyết giữ thái độ im lặng dửng dưng - bạn cần phải tìm cách “hâm nóng” mối quan hệ giữa đôi bên. Mục đích của bạn là khiến họ cảm nhận được sự quan tâm và mang tính xây dựng ở bạn, từ đó giúp họ nhận thức và điều chỉnh hành vi trở nên hợp tác và chuyên nghiệp hơn, chứ đừng nên kì vọng họ sẽ mở lòng hoặc thay đổi theo cách mà bạn muốn. Bằng việc sử dụng khả năng thấu cảm của mình, hãy thử có những cuộc trò chuyện thoải mái mang tính xây dựng và tích cực, khả năng cao là bạn sẽ “rã băng” thành công.

4. Bức tường thành “băng giá”

Sẽ ra sao nếu bạn đã nỗ lực hết sức nhưng vẫn không cách nào “sưởi ấm” được bức tường thành “băng giá” này? Bất cứ vấn đề nào cũng cần 2 bên phải hợp tác để giải quyết (it takes two to tango), nên không sao cả cứ bước tiếp thôi vì bạn đã cố hết sức rồi. Đã đến lúc bạn vận dụng khả năng phục hồi (resilience) của chính mình để hiểu rõ hơn ý nghĩa đằng sau mỗi câu chuyện, để bạn phát triển và trưởng thành hơn, cũng như ứng biến nhanh nhạy hơn trước những tình huống tương tự trong tương lai.

Bằng việc ứng dụng trí thông minh cảm xúc, bạn sẽ đối phó với những đồng nghiệp “giận dữ ngầm” xung quanh một cách khéo léo và tích cực hơn. Và hãy nhớ là sẽ chẳng sao hết nếu kết quả bạn chẳng “rã băng” được mối nào cả - ít nhất bạn cũng đã chủ động đối diện vấn đề của cả hai và có được trải nghiệm mới rồi nhỉ?

International Leadership Coach

Tâm Phạm có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí quản lý cấp cao trong Operations, HR, Tech và Project Management và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại cô đang giữ vị trí Head of Lending Operations - Grab Vietnam và quản lý Grab Lending Operations ở các quốc gia khác (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines).

[[en]] Tam Pham [[vi]] Tâm Phạm
Related posts
Quiet Quitting: Một cách để cân bằng hay làn sóng ngắt kết nối hàng loạt?
Xem thêm
Chiến thuật Harvard gợi ý để giúp bạn “yêu" việc mở rộng mạng lưới kết nối
Xem thêm
Emotional Intelligence - Myths & Truths
Xem thêm
Sign up to receive our email newsletter.
Done!
Keep an eye on your mailbox and you won't miss a thing.
Oops! Something went wrong while submitting the form.