Khóa học mới sẽ bắt đầu vào tháng 7 này.
Đăng ký ngay
7
Event Recap

[Webinar Recap] Leadership in NGO: Leading by values

inspiring and influent leaders in NGOs

Qua webinar “Lãnh đạo dựa trên giá trị sống” lần này, The New Leaders hy vọng bạn đã tìm thấy cho mình những kinh nghiệm, động lực và chiến lược để dẫn dắt đội ngũ và làm việc ở các tổ chức phi chính phủ/phi lợi nhuận, cũng như hành trình đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Mời bạn xem lại các câu hỏi và nội dung chính đã được thảo luận ở webinar dưới đây:

1. Câu hỏi: Quản lý, lãnh đạo và làm việc ở các tổ chức Phi chính phủ/Phi lợi nhuận (NGO/NPO) như thế nào? Có phải làm việc ở NGO/NPO thì ít áp lực, sẽ chỉ quản lý/lãnh đạo thiên nhiều hơn về cảm xúc như nhiều người vẫn lầm tưởng?

- Helly: Cần có “Trái tim nóng và cái đầu lạnh”, tùy từng môi trường, tình huống cụ thể sẽ cần kết hợp “trái tim” và “cái đầu”. Cần lắng nghe bản thân, đồng nghiệp và cộng đồng để linh hoạt giải quyết vấn đề.

- Chị Trang: Bạn có thể đặt cho bản thân câu hỏi: Bạn có thể từ bỏ/đánh đổi gì để theo đuổi công việc/hành trình này? Bạn có thể tưởng tượng như việc bạn cần hành trang để lên một chiếc thuyền cho hành trình mới, bạn muốn giữ lại điều gì, có thể từ bỏ điều gì. Ví dụ môi trường làm việc ở NGO cần bạn di chuyển nhiều hơn, tiếp xúc, “lăn lộn” nhiều hơn với cộng đồng, bạn có sẵn sàng và chuẩn bị cho những điều như vậy không.

- Chị Hằng: Cần linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi khi làm việc. Bạn cần có cả head – lý trí và heart – tình cảm để có thể neo lại và vực dậy khi gặp khó khăn.

- Anh Trí: Môi trường ở NGO/NPO hay các môi trường khác chỉ khác nhau về cốt lõi vận hành, chứ áp lực thì bên nào cũng có. Đơn cử như việc cân bằng nguyện vọng của nhiều bên (nhà tài trợ, nhân viên, cộng đồng...) khi làm ở NGO.
Anh Trí gợi ý “framework” – cách tiếp cận khi tiếp xúc và có mong muốn làm việc ở NGO/NPO:

Tiếp cận bằng lý trí trước, cân nhắc sự phù hợp giữa bản thân (kỹ năng, kỳ vọng...) với những gì tổ chức đang tìm kiếm

Điều này sẽ tránh được “bẫy cảm xúc” khi quyết định chỉ dựa trên tình cảm, tránh được việc phán xét bản thân khi có gặp khó khăn trong lúc làm việc.

2. Câu hỏi: Dẫn dắt, lãnh đạo dựa trên giá trị sống như thế nào? Làm sao để cụ thể hóa “giá trị” – một khái niệm rất mơ hồ trong dẫn dắt và công việc?

- Anh Trí: Giá trị có 2 vai trò quan trọng:

Là điểm đồng quy để đưa những khác biệt về chung hệ quy chiếu, từ đó có thể đưa ra quyết định

Chất vấn – phản chiếu (reflection) các quyết định, liệu các quyết định được đưa ra có dựa trên những giá trị chung hay không

- Helly: Cần đưa giá trị vào việc giao tiếp hằng ngày. Không chỉ nói về giá trị của tổ chức mà còn làm cho từng thành viên cảm thấy mình là một phần của giá trị chung. Cụ thể giá trị bằng hành động, giá trị và văn hóa là điểm tựa để mọi người tiếp tục gắn bó và tiếp tục công việc. Có những buổi trò chuyện, chia sẻ về góc nhìn của các cá nhân trong nhóm về giá trị để hiểu những các nhân trong nhóm, cách họ nhìn nhận và tin vào giá trị như thế nào

- Chị Trang: Lead by example – lãnh đạo bằng cách làm gương/mẫu. Chị Trang đưa ví dụ về việc thực hành giá trị ở Teach for Vietnam. Từ cấp quản lý/lãnh đạo đến từng thành viên trong tổ chức, đến cộng đồng và Teach for Vietnam hướng đến thực hành giá trị đó như thế nào. Chị Trang cũng nhấn mạnh việc Giá trị nếu không được thực hành thì chỉ là những con chữ nằm trên giấy. Không chỉ thực hành mà còn cần quá trình đúc kết, quan sát, điều chỉnh, tinh lọc để đưa ra các giá trị phù hợp với các giai đoạn/thay đổi cũng như cách thể hiện các giá trị đó.

3. Câu hỏi: Cân bằng các giá trị của người quản lý/lãnh đạo với giá trị của các thành viên như thế nào?

- Chị Hằng: Gắn kết, sử dụng câu chuyện của bản thân để kết nối với các thành viên trong nhóm (kỹ năng Public Narrative). Chia sẻ quãng thời gian “cá nhân” cùng nhau, tìm hiểu đời sống, tâm tư của đồng nghiệp; trao quyền, đặt niềm tin. Có những buổi trò chuyện, chia sẻ về tầm nhìn – vision của tổ chức để lắng nghe ý kiến của các cá nhân – mong muốn tổ chức như thế nào. Từ đó cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung và mỗi cá nhân có cơ hội đóng góp cho mục tiêu chung, đồng thời thực hiện được mục tiêu cá nhân.

- Anh Trí: Cần trải nghiệm để có được sự đồng bộ và cân bằng. Trải nghiệm là giai đoạn chuyển giá trị từ niềm tin thành công việc.

- Helly: Cùng nhau lên ý tưởng, đề ra các kế hoạch để từng thành viên góp sức cho mục tiêu chung.

4. Câu hỏi: Khó khăn trong công việc và cách các diễn giả vượt qua như thế nào? Tìm động lực và động viên bản thân cũng như các thành viên khác

- Helly: Cần có sự tập trung để giải bài toán cân bằng giữa công việc muốn thực hiện và nguồn lực, nhân lực => tránh cạn kiệt năng lượng. Lắng nghe để hiểu được khó khăn của các thành viên để điều chỉnh, bổ sung.

-Chị Trang:

Manage expectation – quản lý được sự kỳ vọng: kỳ vọng và năng lực (của tổ chức, nhóm) phải phù hợp; trong nhiều tình huống cần co giãn để tìm sự cân bằng

Thấu cảm: với bản thân và với các thành viên khác; lắng nghe nhau

Self – compassion: tha thứ cho bản thân
Chị Trang cũng chia sẻ 3 yếu tố để quản lý, lãnh đạo và làm việc: Cần trái tim nóng – cảm xúc, cái đầu lạnh – lý trí và đôi bàn tay trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc bằng cách không ngừng học hỏi.

Bạn có thể xem lại webinar tại đây: https://fb.watch/8ikyx7uBZa/

The New Leaders hẹn gặp bạn ở các webinar và hoạt động tiếp theo trong thời gian tới!

International Leadership Coach

Tâm Phạm có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí quản lý cấp cao trong Operations, HR, Tech và Project Management và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện tại cô đang giữ vị trí Head of Lending Operations - Grab Vietnam và quản lý Grab Lending Operations ở các quốc gia khác (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines).

[[en]] Tam Pham [[vi]] Tâm Phạm
Related posts
Quiet Quitting: Một cách để cân bằng hay làn sóng ngắt kết nối hàng loạt?
Xem thêm
Chiến thuật Harvard gợi ý để giúp bạn “yêu" việc mở rộng mạng lưới kết nối
Xem thêm
Emotional Intelligence - Myths & Truths
Xem thêm
Sign up to receive our email newsletter.
Done!
Keep an eye on your mailbox and you won't miss a thing.
Oops! Something went wrong while submitting the form.